Ngày đăng: 20/10/2015  

Phòng bệnh EMS trên tôm nuôi

Đã bước sang tháng 5, nhưng ở Ninh Thuận vùng nuôi tôm dọc tuyến đường ven biển từ An Hải (Ninh Phước) đến Phước Dinh (Thuận Nam) vẫn còn không khí trầm lắng, khá nhiều ao đìa còn bỏ không. Theo Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận, trong những tháng qua, do xuất hiện bệnh làm tôm nuôi chết rải rác đã khiến các hộ nuôi chần chừ chưa dám thả giống dù đã vào chính vụ.

Năm 2012, toàn tỉnh thả nuôi với diện tích 1.470 ha (67% tập trung tại khu vực Đầm Nại, Ninh Hải), vượt 40% kế hoạch năm, song do bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện, lây lan trên diện rộng tại các vùng nuôi trọng điểm với diện tích 625 ha (chiếm 45% diện tích thả nuôi toàn tỉnh và tập trung 82% diện tích bệnh tại Đầm Nại) đã làm cho sản lượng thu hoạch đạt thấp. Từ đó, người nuôi tôm càng thận trọng hơn.

Theo thống kê của Chi cục NTTS tỉnh, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã thả nuôi tổng diện tích 300 ha, trong đó có 150 ha tôm thả sớm trước thời vụ, tập trung ở Phước Dinh (Thuận Nam) và đã có trên 60 ha đìa nuôi tôm nhiễm bệnh làm tôm chết, chủ yếu ở trà tôm từ 15-30 ngày tuổi với đa số triệu chứng, dấu hiệu của EMS, còn được gọi là bệnh hoại tử gan, tụy cấp. Điều đáng nói là bệnh xảy ra hoàn toàn không liên quan vấn đề nuôi trái vụ. Nhiều hộ nuôi ở An Hải (Ninh Phước) qua kinh nghiệm thực tế đã cho biết, các ao đìa có tôm nhiễm bệnh đều thả nuôi đúng lịch thời vụ.

Theo kế hoạch của Chi cục NTTS tỉnh, vùng nuôi tôm trên cát An Hải-Phước Dinh và vùng đầm Sơn Hải, xã Phước Dinh (Thuận Nam) sẽ nuôi tôm thẻ chân trắng vụ 1 từ ngày 1-4 đến 31-8, vụ 2 từ ngày 1-9 đến 31-12; vùng Đầm Nại (Ninh Hải) thả nuôi tôm sú 1 vụ/năm, từ ngày 1-5 đến 31-7 và thả nuôi tôm thẻ chân trắng 1 vụ/năm, từ ngày 1-5 đến 31-8. Nhưng do thời tiết có biến đổi thuận lợi nên thời vụ ở vùng Đầm Nại được chấp nhận thả nuôi sớm hơn 1 tháng. Tuy nhiên đến nay, vùng này cũng chỉ mới thả nuôi 30-40 ha so với kế hoạch nuôi 800 ha (650 ha tôm thẻ và 150 ha tôm sú). Hầu hết các hộ nuôi đều biết EMS là bệnh phát nhanh, chỉ 15-20 ngày là tôm rớt đáy (chết) trong khi thường là tôm nuôi nếu phát bệnh phải sau 30 ngày. Nguy hiểm hơn là bệnh EMS dù đã được các chuyên gia trong và ngoài nước, các viện, trường tập trung nghiên cứu nhưng hiện vẫn chưa được thông báo tác nhân chính gây bệnh nên các biện pháp phòng, trị không đạt hiệu quả.

Ngoài diện tích bệnh, trong 4 tháng đầu năm đã có gần 100 ha tôm thu hoạch, như vậy diện tích chính thức đang thả nuôi của tỉnh ta hiện vào khoảng 140-150 ha. Thạc sĩ Phan Đình Thịnh cho biết thêm: Dù chính vụ hay trái vụ tôm đều bị bệnh như nhau, nhất là đối với bệnh EMS, vấn đề là người nuôi phải đầu tư chiều sâu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới như thế nào để hạn chế hay vượt qua được bệnh EMS. Theo khuyến cáo của Chi cục NTTS tỉnh, trước tình hình bệnh EMS còn diễn biến phức tạp, người nuôi phải có đầy đủ trang- thiết bị (như máy sục khí), có ao ương tôm trước khi thả nuôi mật độ thưa và trong quy trình nuôi phải có ao lắng, ao xử lý nước, thường xuyên khống chế tảo trong ao nuôi.

Vừa qua đã có 9 hộ nuôi làm thử nghiệm nhà ương giống có mái che trước khi thả nuôi, bước đầu cho thấy có thể hạn chế được bệnh, từ thành công trên dự kiến sẽ có thêm 30 hộ làm theo trong vụ nuôi này. Mặt khác, một số công ty, cơ sở nuôi tôm lớn có tiềm lực kinh tế đang xúc tiến mô hình nuôi BioFloc trong nhà có mái che để ngăn chặn mầm bệnh lây lan. Nếu đạt hiệu quả, hy vọng sẽ tạo tiền đề cho bước phát triển mới của nghề nuôi tôm thịt tỉnh.

Tài liệu sưu tầm
Nguồn: Báo Ninh Thuận
Tài liệu sưu tầm ((Theo auvietpharma) auvietpharma)




Hình ảnh hoạt động
Đang cập nhật…

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH PT-TM Âu Việt

429/8/17 Tô Ngọc Vân, P.Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM

Sản suất tại: CN Công ty TNHH PT-TM Âu Việt, Lô B216B Đường số 5, KCN Thái Hoà, Xã Đức Lập Hạ, H. Đức Hoà, Tỉnh Long An

Bản quyền © 2015 - 2024 thuộc về AUVIETPHARMA

Phát triển bởi KhaLa

Liên kết mạng xã hội